Những điều bạn sẽ phải giải quyết khi mở
rộng doanh nghiệp mà bạn cẩn phải biết.
Khi bạn mở rộng doanh nghiệp việc cần thiết
là phải có những kiểm soát nhất định nhưng chưa được trình bày ở trong phần
khởi sự doanh nghiệp. Cần phải có những chuẩn bị để phá bỏ kiểu tự làm. Ví dụ,
doanh nghiệp của bạn cần được kiểm soát về kế toán và dòng tiền để đo lường
tính hiệu quả của từng đơn vị kinh doanh trong toàn thể hoạt động của doanh
nghiệp. Những bản báo cáo này cần được thực hiện trên cơ sở thường xuyên. Tại
nhiều doanh nghiệp, việc báo cáo kết quả kinh doanh theo tuần được thực hiện
nhằm tránh việc các vấn đề nhỏ trở nên nghiêm trọng đến mức không thể kiểm soát
nổi. Người phụ trách công việc kế toán có thể giúp bạn xây dựng cơ chế báo cáo
tài chính theo từng đơn vị.
Doanh nghiệp đang mở rộng có thể đòi hỏi có
sự ủy thác về trách nhiệm và quyền hạn. Các kỹ năng mới về tuyển dụng, đánh giá
và đào tạo có thể cần đến. Bước phát triển lớn nhất trong việc mở rộng doanh
nghiệp đối với hầu hết các doanh nghiệp là việc phát triển từ đơn vị kinh doanh
đầu tiên sang đơn vị kinh doanh thứ hai. Một khi bạn đã đạt được một bước tiến
lớn trong việc biến một thành hai, bạn đã có một hệ thống rồi! Từ đó nó có thể
mở ra hàng hoạt đơn vị kinh doanh tương tự.
Việc ủy thác quyền hạn có thể được thực hiện
qua việc:
- Tạo động lực về mặt tài chính đối với những nhân viên chủ chốt
- Tạo ra những trung tâm lợi nhuận (đơn vị kinh doanh)
Đôi khi thật khó cho một doanh nhân mới khởi
nghiệp ủy thác quyền hạn của mình. Có nhiều cách để làm điều này mà không xóa
bỏ những chức năng nhất định mà bạn muốn giữ lại cho riêng mình. Ví dụ, bạn nên
là người duy nhất có thể ký séc và quyết định việc phân bổ nguồn vốn nhưng bạn
có thể ủy thác việc đào tạo nhân viên cho các nhà quản lý.
Nhưng với việc không từ bỏ những chức năng
này, bạn vẫn có thể tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng 2 cách sau đây:
ghi nhận và khen thưởng. Ghi nhận có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều chứ không chỉ
là việc ban cho họ một chức danh với cái tên ấn tượng. Hình thức ghi nhận quan
trọng nhất là làm rõ việc những nhân viên quan trọng của bạn đang nắm các vị
trí có nhiều quyền lực cũng như trách nhiệm. Khi ủy thác quyền hạn có nghĩa là
các nhà quản lý của bạn có thể mắc một số lỗi lầm, các lỗi lầm này sẽ được giới
hạn trong phạm vi trách nhiệm của họ. Việc báo cáo tài chính thường xuyên cũng
giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực từ những sai làm của họ.
Những nhà quản lý giỏi thường được động
viên bởi những chế độ thưởng bằng tiền gắn liền với những thành công cá nhân
của họ. Việc đãi ngộ đối
với đội ngũ quản lý vì vậy cần được tách riêng cho từng nhà quản lý để việc
khen thưởng của mỗi nhà quản lý sẽ chỉ dựa trên những gì người đó đạt được và
không bị “loãng” bởi những gì mà các bộ phận khác trong doanh nghiệp đã đạt được.
Ví dụ, nếu bạn xây dựng một hệ thống cửa hàng, việc đãi ngộ đối với mỗi người
quản lý cửa hàng chỉ nên dựa trên lợi nhuận của cửa hàng mà người đó phụ trách.
Nếu bạn không chắc chắn về cách thiết lập
một phương án chia sẻ lợi nhuận như vậy, bạn có thể lấy ý tưởng từ những đối
thủ thành công nhất của bạn, những người đã trải qua giai đoạn thử-và-sai trong
việc sàng lọc các phương án như vậy.
Đăng nhận xét