Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bị suy kiệt
Ngoài việc nhìn thẳng vào những nguyên nhân
gốc rễ của các khó khăn hiện nay thì những điểm sáng của nền
kinh tế cũng cần được diễn giải đúng đắn hơn để mình không
ngộ nhận.
Thứ hai, chất lượng điều hành chính sách ở Việt Nam về mặt định hướng thì đúng đắn nhưng khi triển khai thì bị bóp méo và chệch hướng. Ví dụ các chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô có từ năm 2008. Sau đó giao xuống cho đơn vị triển khai và từ đó đến nay gần như chưa làm được gì. Điều này thể hiện dù định hướng đúng nhưng khi đi qua bộ máy triển khai kém hiệu quả, bị chi phối bởi nhiều nhóm lợi ích khác nhau thì tự nhiên chính sách này bị bóp méo theo hướng khác.
Phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận với vốn vay ưu đãi. Ảnh: CT
Thứ ba, nguồn gốc của sự thịnh vượng nằm ở doanh nghiệp. Thế nhưng doanh nghiệp
hai khu vực lớn nhất là DNNN cụ thể là các tập đoàn công ty
và FDI lại không liên quan gì nhiều đến nền tảng kinh tế trong
nước. Khu vực Nhà nước lớn mạnh phụ thuộc vào mấy thứ: các
nguồn khai thác tài nguyên như Petro Việt Nam, hay Than Khoáng
sản; hai là phụ thuộc vào vị thế độc quyền như Telecom, Đường
sắt Việt Nam, Vietnam Air... Vị thế này họ không tự có mà do
Nhà nước ban phát; ba là do nguồn trợ cấp rất hào phóng liên
quan đến đất đai, tín dụng, đầu tư và thể chế. Khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tiếng là năng động theo nghĩa họ đóng góp 60%
trên tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Nhưng thực tế họ không
dính dáng gì nhiều tới doanh nghiệp trong nước. Cụ thể các nhà cung ứng
đa số không phải doanh nghiệp trong nước. Thành ra doanh nghiệp trong nước chỉ cung
cấp những thứ đơn giản như các sản phẩm có giá trị gia tăng
thấp, sản phẩm gia công truyền thống. Trong khi thị trường trong
nước cung cấp cho họ giá đất rẻ, công nhân rẻ và thậm chí chi
phí môi trường rất thấp. Nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng cái
này xuất khẩu. Còn lại tính kết nối với doanh nghiệp trong nước thấp.
Không những thế nghĩa vụ đóng thuế của một số doanh nghiệp khu vực này
được giảm đi nhiều nhờ hoạt động chuyển giá hay những thiếu
sót và khe hở trong quản lý của nước ta. Hai đối tượng khu vực doanh nghiệp lớn hoặc được thừa hưởng vị thế độc quyền từ tài nguyên, hoặc dựa vào nguồn lực bên ngoài xuất khẩu - nhập khẩu chứ không kết nối hữu cơ và hiệu ứng lan tỏa trong nền kinh tế nội địa. Nên dù chúng ta có thành tích nhất định về xuất khẩu nhưng nền tảng trong nước vẫn không phát triển. Trong khi đó phần lớn doanh nghiệp trong nước là doanh nghiệp vừa và nhỏ và chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ. Và nhóm này đáng lẽ là tiên phong thì thui chột ý chí, không có động cơ để đầu tư phát triển, nhất là họ đang bị suy kiệt bởi lãi suất cao, bất ổn kinh tế vĩ mô và bất ổn trong điều hành chính sách.
TS VŨ THÀNH TỰ ANH
Đăng nhận xét